Thursday, March 10, 2016

Ngày giỗ tổ ngành Xây Dựng, Ngày truyền thống ngành xây dựng Việt Nam.

-Tục ngữ dân gian có câu: “ Trong 360 nghề, nếu một nghề mà không có người sáng lập thì nghề đó không thề tồn tại với thời gian”.
-Người sáng lập của nghề được dân gian suy tôn như ông Tổ của  thợ nề (ngành xây dựng nói riêng) là " Cao Lỗ ". Chính vì vậy, theo thông lệ truyền thống, vào ngày 20 tháng Chạp hàng năm ngành xây dựng tổ chức lễ cúng tổ thể hiện tinh thần "uống nước nhớ nguồn" và "tôn sư trọng đạo" để nhớ ơn các bậc tiền nhân có công truyền dạy nghề và đây cũng là dịp để khuyến khích, hỗ trợ nhau trong công việc. 
-Đối với nghề xây dựng ở Việt Nam, Ông tổ nghề xây dựng là "Ninh Hữu Hưng".
+Chi Phong là một trong 7 làng cổ thuộc tổng Trường Yên xưa (Yên Trung, Yên Thượng, Yên Thành, Yên Hạ, Yên Trạch, Chi Phong, Lạc Hối) đồng thời là một trong 16 thôn của xã này (thôn Đông, thôn Đoài, thôn Nam, thôn Bắc, thôn Trung, thôn Tam Kỳ, thôn Trường An, thôn Chi Phong, thôn Tự An, thôn Trường Sơn, thôn Trường Thịnh, thôn Trường Xuân, thôn Tân Kim, thôn Vàng Ngọc, thôn Yên Trạch, thôn Đông Thành). Chi Phong vừa là thôn, vừa là làng do thuộc vòng thành phía tây vùng bảo vệ đặc biệt của cố đô Hoa Lư và dân cư thưa thớt hơn các làng cổ Yên Thành, Yên Thượng – vốn là nơi đặt cung điện năm xưa. 
+Vị trí Thành Nội - thôn Chi Phong trên bản đồ cố đô Hoa Lư do nằm trong vùng bảo tồn đặc biệt của cố đô nên Chi Phong còn giữ được nhiều đặc điểm của một làng cổ với những truyền thống văn hóa đặc sắc. Một tập tục lớn nhất của thôn, làng này là được ngành văn hóa giao nhiệm vụ thực hiện nghi lễ giỗ tổ ngành xây dựng vào cuối tháng 12 hàng năm. Năm nay lễ giỗ tổ xây dựng sẽ được tổ chức vào ngày 22/12 âm lịch tại khu di tích lịch sử đền Bim – cố đô Hoa Lư. Tới năm 2014 thì nghi lễ sẽ được diễn ra tại đình thờ tổ nghề Việt Nam do nhà nước xây dựng trên quê hương của các vị tổ nghề như Lý Quốc Sư, Phạm Thị Trân, Nguyễn Thị Sen, Nguyễn Bặc, Ninh Hữu Hưng… Lễ hội giỗ tổ ngành xây dựng năm Canh Dần 2010 sẽ nhận được tài trợ từ phía nhiều doanh nghiệp trong ngành.
+Theo thần tích đền Bim, làng Chi Phòng thì Ninh Hữu Hưng (936 - 1020) là ông tổ làng nghề mộc và nghề chạm khắc gử, khảm trai – một trong những lĩnh vực tiền đề quan trọng cấu thành nghề xây dựng sau này. Vì thế mà Ninh Hữu Hưng cũng được biết đến với tư cách là ông tổ nghề xây dựng Việt Nam đầu tiên trong lịch sử mặc dù từ thời tiền sử con người đã biết đục đẽo các hang động để làm nhà ở. Thần sắc từ thời Trần Thái Tông còn lưu tại đây cho biết ông tổ làng nghề Ninh Hữu Hưng, quê ở thôn Chi Phong, xã Trường Yên, Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Khi Đinh Tiên Hoàng thống nhất loạn 12 sứ quân, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt cho tuyển nhiều nhân tài về giúp triều đình, trong đó có Ninh Hữu Hưng. Ông được nhà vua giao cho việc xây dựng cung điện trong kinh đô và nhiều công trình khác như Hoa Lư tứ trấn và các đình chùa ở Trường Yên. Ninh Hữu Hưng được phong cho chức Công tượng lục phủ Giám sát tướng quân.Nhà Lê thay nhà Đinh, sau khi đánh thắng quân Tống, Hoàng đế Lê Đại Hành cho xây dựng lại cung thất, Ninh Hữu Hưng càng được trọng dụng. Là người có vũ dũng, ông được chọn vào đội quân Thiên cận đi bảo vệ nhà vua. Lê Đại Hành thường đi thăm nhiều nơi và Ninh Hữu Hưng được chọn đi theo xa giá. Một lần vua Lê qua vùng Cái Nành (đất La Xuyên) thấy ngôi miếu cổ bằng tre lứa. Nhà vua cho dừng thuyền vào thăm, nhà vua đã cho ông Ninh Hữu Hưng ở lại đất này. Từ đó, ông định cư tại đây rồi đem cả con cháu, họ hàng đến vùng đất mới lập thành ấp lớn. Ông bỏ tiền chiêu dân, khuyến khích việc canh tác, phát triển nghề xây lắp. Nghề mộc được ông truyền lại cho dân sở tại ngày càng phát triển. Công đức của ông thấm đến mọi nhà nên những người đến đây làm ăn đều lấy họ Ninh. Vì thế, khu vực này từng có tên là Ninh Gia ấp sau đó tên là Ninh Xá. Ông mất ngày 6 tháng 4 năm Kỷ Mùi (1020). Để tỏ lòng biết ơn và tôn kính, dân làng đã lập đền thờ ông. La Xuyên là một làng nghề đã có lịch sử ngàn năm với hàng chục thợ giỏi tham gia xây dựng nhiều cung thất, đền đài cho các triều đại phong kiến. Ninh Hữu Hưng ông tổ đầu tiên về lập ấp, truyền nghề cho địa phương là một thợ nổi tiếng đã được hai triều đại nhà Đinh – Tiền Lê trọng dụng. Ninh Hữu Hưng được lập đền thờ ở Ninh Xá, La Xuyên và Trường Yên. Các đền thờ này đều được Bộ Văn hoá cấp bằng bằng công nhận Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Ông cũng được hậu thế suy tôn là ông tổ ngành xây dựng Việt Nam.
-Ngày truyền thống ngành xây dựng Việt Nam: ngày 29 tháng 4 hàng năm đã trở thành ngày truyền thống của ngành Xây dựng Việt Nam.

No comments:

Post a Comment